Hợp Nhất “Tam Nguyên” Thân – Tâm – Trí Quan Trọng Như Thế Nào Với Cuộc Sống Của Bạn?

  • bởi

Khi nào chúng ta có thể phát huy tối đa khả năng? Khi nào cuộc sống trở nên yên ả? Khi nào thì chúng ta có được trạng thái cân bằng? Hãy để tôi giải đáp trăn trở đó giúp bạn. Theo thần số học, đó là khi chúng ta hợp nhất thành công “Tam Nguyên” Thân – Tâm – Trí.

“Tam Nguyên” Thân – Tâm – Trí Là Gì?

Thân – Tâm – Trí là viết tắt của ba yếu tố quan trọng quyết định hành động của con người. Thân là viết tắt của thân thể, đại diện cho hành động. Tâm là lương tâm, là bản năng. Cuối cùng, trí chính là trí tuệ, là kinh nghiệm sống của một người.

Định Nghĩa Thân

Thân hay thân thể gồm có 5 giác quan: thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác. Các giác quan này giúp chúng ta cảm nhận môi trường xung quanh. Nó góp phần giúp não đưa ra quyết định thích hay không thích một sự vật, hiện tượng.

Mặc dù hoạt động dưới sự chỉ huy của não, nhưng thân thể cũng có thể tự làm chủ mình. Chẳng hạn, khi một hành động được lặp đi lặp lại trong 21 ngày liên tục trong một hoàn cảnh, khung giờ nhất định, hành động đó nghiễm nhiên sẽ được cơ thể thực hiện tiếp tục vào ngày thứ 22 mà không cần hỏi ý lý trí. Đây được gọi là thói quen.

Định Nghĩa Tâm

Tâm hay lương tâm là hành động của thân thể không theo lý luận, là bản năng của con người. Tâm thức của con người luôn tìm kiếm những điều dễ chịu, thoải mái. Nó điều khiển cơ thể hành động ngay lập tức để thỏa mãn nhu cầu.

Chẳng hạn khi thân cảm giác buồn ngủ, bản năng tâm lập tức ra lệnh cơ thể tìm ngay một nơi để nghỉ ngơi và đi ngủ. Ở trẻ sơ sinh, bản năng được phát huy một cách tối đa, bỏ qua lý trí, gần như không có sự hợp nhất thân tâm trí. Khi trẻ đói, buồn ngủ hay mệt mỏi, bản năng sẽ ra lệnh thân thể khóc đến khi trẻ được đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, khi càng trưởng thành nhu cầu và mong muốn của cơ thể của chúng ta càng khó được bản năng đáp ứng ngay lập tức. Chẳng hạn, chúng ta đang làm việc, thân mách bảo bụng đói cồn cào, bản năng ra hiệu ăn ngay. Nhưng, lý trí ngăn cản lại…

Định Nghĩa Trí

Trí hay lý trí là hành động của thân thể dựa trên phân tích, lập luận của não bộ. Lý trí ngăn cản thân thể hành động theo bản năng. Lý trí sử dụng não bộ để phân tích những tốt xấu, những lợi ích, hạn chế mà thân thể sẽ gặp phải khi thực hiện một hành động. Sau khi cân đong đo đếm lợi hại, lý trí sẽ lựa chọn hành động tốt nhất để ra lệnh cơ thể thực hiện.

Để lý trí hoạt động, cần có thời gian. Vì thế, trong các trường hợp cấp bách, bản năng thường đánh bại lý trí.

Hợp Nhất Tam Nguyên Thân – Tâm – Trí

Khi một sự việc xảy ra, bản năng – tâm sẽ là yếu tố đầu tiên thôi thúc chúng ta hành động. Trí tuệ hoạt động gần như đồng thời ngay sau đó, sử dụng vốn kinh nghiệm sống đã có giúp chúng ta phân tích, lựa chọn một hành động phù hợp nhất. Cuối cùng, thân thể thực hiện hành động theo mệnh lệnh của tâm và trí.

Khi cả ba yếu tố thân, tâm, trí cùng đồng thuận hoạt động chung một mục đích, khi cả ba không ai chiếm giữ vị trí ưu tiên, đó chính khi sự hợp nhất Thân – Tâm – Trí xảy ra. Ví dụ: Khi bạn đang tham gia một buổi học muộn, tâm vô thức lên tiếng “9 giờ rồi, đi ngủ thôi!”, trí ngay lập tức nhắc nhở, ngủ muộn một chút, tập trung vào bài giảng, ngày mai chính là ngày thi. Tâm khi đó tạm lùi lại, để trí óc lại được minh mẫn theo dõi buổi học.

Không phải lúc nào tam nguyên cũng trong trạng thái hợp nhất. Thân đôi khi có thể tự hoạt động dựa trên thói quen. Tâm có thể loại bỏ trí, tự điều khiển thân bằng bản năng. Trí có thể lên ngôi vua, kìm hãm tâm trong một thời gian, buộc tâm phải từ bỏ bản năng vốn có. Đây chính là những lúc cơ thể chúng ta không có được trạng thái cân bằng, mất kiểm soát.

Lợi Ích Của Việc Hợp Nhất Thân – Tâm – Trí

Luyện tập hợp nhất thân, tâm, trí không đơn giản mang đến một luồng sức mạnh thông thường. Nó giúp cơ thể chạm đến ngưỡng cực đại. Sự quyết tâm của thân, tâm, trí đôi khi có thể giúp con người thực hiện được những điều phi thường mà trước đây chưa từng làm được.

Ví dụ, khi gặp phải chó dữ, bản năng lập tức mách bảo chạy ngay đi, trèo lên cây. Tâm trí khi đó suy nghĩ và phân tích: bản thân trước đến nay chưa từng chạy nhanh cũng không biết leo cây, nhưng đây là lựa chọn duy nhất. Trí thuận theo bản năng, thân lập tức hành động. Nếu có máy đo tốc độ, khi đó hẳn là tốc độ chạy nhanh nhất mà chúng ta từng có. Thậm chí, chúng ta còn có thể thành công trèo lên cây dù có đôi chút trầy trật.

Tập luyện hợp nhất tam nguyên thành công giúp mọi hành động của chúng ta cũng diễn ra nhanh hơn, không mất thời gian suy nghĩ. Chúng ta trở thành một người quyết đoán, mạnh mẽ, nhanh nhẹn hơn.

Tầm Quan Trọng Của Việc Hợp Nhất Thân – Tâm – Trí

Khi bộ máy tam nguyên hoạt động trơn tru, đồng tâm hiệp lực, cơ thể của chúng ta được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chẳng hạn, khi nhận ra bản thân đang đối mặt với căn bệnh béo phì. Tâm theo bản năng yêu bánh ngọt, thỏa mãn sự thèm thuồng, quyết định để thân ăn ngay chiếc bánh. Nhưng trí lập tức đánh thức não bộ, trì hoãn bản năng. Trí cho chúng ta nhận thức rằng ăn bánh ngọt sẽ làm căn bệnh ngày một tồi tệ hơn. Vậy là bằng tất cả sức lực, cả thân, tâm và trí đồng ý cùng nhau tránh xa chiếc bánh.

Hợp nhất tam nguyên giúp chúng ta không chiều chuộng bản thân quá mức. Ngăn cản chúng ta xa đà theo bản ngã. Nó cũng giúp chúng ta không quá căng thẳng, lo lắng, để lý trí dọa nạt, từ chối cơ hội được thỏa mãn, được thực hiện sứ mệnh của bản thân. Chúng ta đạt được trạng thái cân bằng nhất có thể. Nhờ đó, chúng ta sống tích cực hơn, có cơ thể khỏe mạnh hơn. Chúng ta làm chủ được cuộc đời mình.

Luyện tập hợp nhất thân – tâm – trí là một hành trình dài không dễ dàng. Nó cần có sự nhẫn nhịn, trí thông minh và một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu đã quyết tâm, không điều gì là chúng ta không thể thực hiện. Hãy tham gia một khóa học thiền để giúp bạn kiểm soát ba yếu tố tam nguyên tốt hơn. Hãy tìm hiểu về thần số học bằng cách nhấp chuột vào đây để biết cách đi theo con đường đúng đắn, ngăn cản tam nguyên rơi vào trạng thái mất cân bằng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *